Đặc điểm Lê (thực vật)

Hoa lê Pyrus communisCây lê nở đầy hoaLê trên cành

Lê là các loài cây bản địa của khu vực duyên hải và các khu vực có khí hậu ôn hòa tại Cựu thế giới, từ miền tây châu Âu và miền bắc châu Phi kéo dài về phía đông ngang qua châu Á. Chúng là các cây gỗ có kích thước vừa phải, cao tới 10–17 m, thường với tán lá cao và hẹp; một vài loài là dạng cây bụi. Lá của chúng mọc so le, lá đơn, dài 2–12 cm, màu xanh lục bóng ở một số loài, ở các loài khác có lông tơ màu trắng bạc mọc rậm; hình dáng lá từ hình ô van rộng bản tới hình mác hẹp. Phần lớn thuộc loại lá sớm rụng, nhưng 1-2 loài ở Đông Nam Á là thường xanh. Phần lớn các loài chịu lạnh tốt, sống được khi nhiệt độ hạ xuống tới khoảng từ −25 °C tới −40 °C trong mùa đông, ngoại trừ các loài thường xanh, là các loài chỉ chịu được lạnh tới khoảng −15 °C.

Hoa của chúng thường màu trắng, hiếm khi nhuốm màu vàng hay hồng, đường kính 2–4 cm, và có 5 cánh hoa, 5 lá đài và nhiều nhị[2]. Giống như các loài táo tây có quan hệ họ hàng gần, quả lê là dạng quả táo, ở phần lớn các loài hoang dã có đường kính 1–4 cm, nhưng một số dạng gieo trồng thì chiều dài lên tới 18 cm và chiều rộng lên tới 8 cm; hình dáng quả thay đổi tùy theo loài, từ hình cầu dẹt tới hình cầu cho tới dạng quả lê kinh điển ('hình lê') của lê châu Âu với phần sát cuống thuôn dài và phần cuối quả dạng củ hành.

Quả (theo nghĩa 'ẩm thực') của lê là dạng quả táo, một loại quả giả, thực chất là sự phình to của đế hoa (hay ống đài). Nằm bên trong lớp cùi thịt của nó mới là quả thật sự (quả theo nghĩa 'thực vật học'), hình thành từ 5 lá noãn dạng sụn, trong ẩm thực nó bị gọi chung là "lõi".

Lê tương tự như táo tây trong gieo trồng, nhân giống và thụ phấn. Lê và táo tây cũng có quan hệ họ hàng gần với mộc qua Kavkaz.

Lê và táo tây không phải luôn luôn có thể phân biệt bằng hình dạng quả; một số giống lê cho quả trông rất giống như quả táo tây. Một khác biệt chính là ở chỗ cùi thịt của quả lê chứa thạch bào (còn gọi là "sạn"). Cây lê và cây táo tây cũng có một vài khác biệt thấy được.

Theo Ủy ban lê vùng tây bắc Hoa Kỳ (Pear Bureau Northwest) thì có khoảng 3.000 giống lê đã biết được gieo trồng khắp thế giới[3]. Tại Hoa Kỳ chỉ có khoảng 10 giống được công nhận rộng khắp, bao gồm: Green Bartlett, Red Bartlett, Bosc, Green Anjou, Red Anjou, Comice, Forelle, Seckel, Concorde, Starkrimson[3].

Các loài và lai ghép

Danh sách dưới đây lấy theo GRIN[4]

Bốn trái lê thuộc bốn giống khác nhau: Bartlett (Williams), D'Anjou, Forelle, và Bartlett (Williams) đỏ

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Lê (thực vật) http://www.dpi.nsw.gov.au/agriculture/horticulture... http://www.sswahs.nsw.gov.au/rpa/allergy/research/... http://www.cpma.ca/Files/CPMA.HomeStorageGuide.Eng... http://www.ville-ge.ch/musinfo/bd/cjb/africa/detai... http://www.bouquetoffruits.com/fruit-facts/pear-fa... http://www.calpear.com/our-fruit/varieties-availab... http://www.calpear.com/recipes/default.aspx http://www.cirrusimage.com/tree_wild_pear.htm http://davesgarden.com/guides/articles/view/566/ http://www.freediets.com/fruits-vegetables/the-won...